ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: Cơ Duyên
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
“Chuyên gia” của tôi
Friday, January 13, 2012 14:47
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Lần đầu đặt chân đến nhà chồng tương lai, tôi hơi… choáng! Tôi bắt đầu tư thế sẵn sàng đối mặt với nỗi khổ có mẹ chồng quá… tinh tế.

Lần đầu đặt chân đến nhà chồng tương lai, tôi có cảm giác thoải mái và thán phục bởi cảm nhận ngay bàn tay khéo léo bài trí và dọn dẹp tinh tươm của người phụ nữ. Rồi thấy mẹ chồng đã ngấp nghé năm mươi nhưng vẫn trang điểm nhẹ, dùng nước hoa và ăn mặc hợp thời trang, tôi hơi… choáng! Tôi bắt đầu tư thế sẵn sàng đối mặt với nỗi khổ có mẹ chồng quá… tinh tế.
Mẹ đùa: “Mẹ còn khỏe chán, không cần có người… hầu hạ đâu” và gợi ý cho chúng tôi thuê nhà ở riêng, dù nhà rộng rãi mà chỉ còn lại ba mẹ và cô em gái. Thấy chồng giao hết việc tổ chức cưới cho mẹ, tôi cũng hơi khó chịu, không ngờ cuối cùng lại thấy hài lòng vì sự chu đáo, tinh tường của mẹ. Bạn bè tôi tỏ vẻ ngao ngán, đoán trước hậu vận của tôi sẽ bị mẹ chồng “áp đảo” khi người cặp kè đi chọn váy cưới, nữ trang cùng tôi cũng là mẹ chồng. Thế nhưng ngược lại, mẹ đưa ra vài “phương án” để tôi lựa chọn chứ không hề áp đặt. Điều gì mẹ cũng phân tích hay dở, hợp và không hợp ở chỗ nào, cho tôi những lời khuyên bổ ích còn hơn cả… chuyên gia.

Ở riêng nhưng đến thứ bảy, chồng tôi lại chở vợ về nhà cha mẹ, ở mãi đến tối chủ nhật. Từ miễn cưỡng, dần dần tôi lại là người trông ngóng những ngày cuối tuần được ăn ngon, được hưởng bầu không khí vui vẻ, thân tình, và được nghe “chuyên gia” nói chuyện. Càng gần mẹ, tôi càng học hỏi được nhiều điều. Thậm chí những việc nhỏ, mẹ cũng khiến tôi ngạc nhiên vì tính khoa học và hiệu quả. Đơn cử như quét nhà phải đưa chổi thế nào để bụi đừng bốc lên, lau bằng cây lau nhà… tự chế với những miếng giẻ được giặt xà bông sạch sẽ xếp chồng lên nhau, lau theo đường thẳng, không trây trét lung tung, bẩn miếng giẻ này thì lật sang miếng giẻ khác. Rồi rửa chén, lau dọn kệ bếp, vệ sinh nhà tắm… vào công đoạn cuối mẹ thường sử dụng nước cốt chanh, vừa thơm vừa sạch, vừa bảo vệ môi trường. Riêng về ẩm thực, với sự chịu khó tìm hiểu sách báo và internet, kết hợp với những kinh nghiệm dân gian, từ lâu mẹ đã là đầu bếp số một của hai bên nội ngoại.

Nghe tin tôi cấn thai, mẹ mừng rỡ câu trước, câu sau đã dặn: “Từ đây tan sở, hai đứa nhớ về nhà ăn cơm mẹ nấu”. Suốt chín tháng thai nghén, nhờ bàn tay chăm sóc của mẹ, tôi khỏe mạnh, hồng hào. Đến ngày sinh, tôi chỉ việc xách nguyên túi đồ mẹ đã chuẩn bị cho dâu và cháu mà thẳng tiến bệnh viện. Sau đó mẹ rước tôi về nhà “nằm ổ” một tháng với lý do: “Chị sui ở xa bất tiện, để đó mẹ lo”. Thương con cháu, chuyện gì mẹ cũng “để đó mẹ lo”. Mẹ chồng nàng dâu hiếm khi mâu thuẫn trong việc nuôi dạy cháu vì mẹ có tư tưởng tiến bộ, nhất là trong vấn đề sức khỏe, ăn uống của cháu, mẹ am tường như một… chuyên gia dinh dưỡng. Rồi những lúc vợ chồng tôi “cơm không lành, canh không ngọt”, mẹ trở thành chuyên gia tư vấn tâm lý nhưng với cách thức khá đặc biệt: không khuyên bảo giáo điều mà làm như vô tình kể chuyện thời trẻ của ba mẹ để tôi tự rút ra bài học cho mình. Khi con được hơn một tuổi, vợ chồng tôi quyết định trả nhà thuê, năn nỉ mẹ cho về ở chung.

Năm năm làm dâu mẹ, tôi biết thêm rất nhiều điều bổ ích, từ dinh dưỡng, vệ sinh, đến thời trang, làm đẹp và cả việc quán xuyến gia đình, giữ gìn hạnh phúc… Mỗi lần nghe tôi kể vừa đi chợ với mẹ, hay vừa mua tặng mẹ xấp vải mới, bạn bè tôi lại hỏi: “Mẹ nào, mẹ chồng hay mẹ ruột?”. Tôi mỉm cười lắc đầu, tự biết trong lòng mình, từ lâu đã không còn sự phân biệt nữa.
Nàng dâu của mẹ 

(Theo GiadinhNet)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.