ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: Cơ Duyên
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Cười và không cười khi xem biếm họa của Lý Trực Dũng
Monday, November 23, 2009 8:18
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Trực Dũng là cái tên hiếm hoi khiến người ta nhớ mỗi khi nhắc đến dòng tranh biếm họa Việt Nam, sau những Lý Toét, Xã Xệ vốn quen thuộc trên các trang báo từ vài chục năm trước.

Là một kiến trúc sư nhưng Trực Dũng mê tranh biếm họa, ông bảo, tranh biếm họa là dữ liệu lịch sử rất quan trọng, báo chí mà không biếm họa thì như một bức chân dung bị thiếu mất mũi. Và, ông thừa nhận, biếm họa ở Việt Nam còn quá nghèo nàn so với thế giới. Điều này sẽ được chứng minh cụ thể nếu tìm trên… google. Đó cũng là lý do khiến ông bắt tay thực hiện công trình nghiên cứu Lịch sử tranh biếm họa Việt Nam qua 200 năm phát triển.

Nhà phê bình

lytrucdung.jpg

Họa sĩ Lý Trực Dũng

Nguyễn Quân nhận xét, trong khi tận thu truyền thống của cái cười dân gian, Trực Dũng vẫn tiến đến ngôn ngữ cười quốc tế, vừa chọc quấy bông đùa, vừa chỉ trích phê phán, vừa ái ngại, cảm thông. Tư duy phương Đông và Phương Tây rất hài hòa trong cá tính sáng tạo của họa sĩ họ Lý. Ông vừa muốn xuất khẩu tiếng cười Việt Nam ra thế giới, vừa muốn nhập khấu tiếng cười của bạn bè năm châu cho dân mình.

Để xem, để cười và để nghĩ diễn ra tại Viện Goothe (21 – 25/11) là triển lãm tranh biếm họa cá nhân đầu tiên của Lý Trực Dũng với 70 tác phẩm tiêu biểu cho từng thời kỳ sáng tác. Mỗi bức tranh chứa đựng nghĩa riêng, không ít họa phẩm mang tính thời sự cao do yêu cầu của các tòa soạn báo, nhưng cũng có những tác phẩm không chịu sự ràng buộc của thời gian. Trong số này, có những bức, vì “sự nguy hiểm nghề nghiệp” mà khi hoàn thiện không báo nào dám đăng nhưng Trực Dũng không vứt đi, để bây giờ xem lại càng thấy thú.

Bức tranh biếm họa đầu tiên của Lý Trực Dũng mang tên Tài báo cáo, đăng trên báo Văn nghệ. Bức tranh vẽ một anh chàng, trong đầu nghĩ một đằng nhưng lại nói ra một nẻo, thấy một nhưng lại báo cáo sếp là ba. Ngày ấy tranh được đăng báo là niềm sung sướng khôn tả, nhất là khi nó gây được sự chú của độc giả.

Cũng từ đó, ông vẽ thêm nhiều, rồi có dịp ra nước ngoài học tập và cộng tác với những tờ báo danh tiếng, nơi mà tranh biếm họa có đất sống màu mỡ. Và vì thế, bút vẽ của ông cũng sắc hơn, phản ánh cuộc sống ở nhiều góc độ hơn. Tranh của ông không chỉ khiến người xem cười cho vui mà còn phải suy nghĩ, trăn trở mãi. Có những bức, xem xong nghĩ nát óc mà vẫn chẳng thể cười được.

Mô tả ảnh.
Ấn tượng du lịch Việt Nam.

Sự nghiệp biếm của Lý Trực Dũng xem ra khá thuận buồn xuôi gió khi càng ngày càng có nhiều báo mời cộng tác nhưEulenspiegel, Für Dich, FreieWelt, Tribüne, Bauer Zeitung, Das Magazin, Die Welt. Rồi ông được trao Giải thưởng biếm họa của International Biennal of Humor (Cuba 1983) và Giải thưởng biếm họa của International Cartoonfestival Knokk Heist (Bỉ 1984).

Ông bảo, trên thế giới, có không ít họa sĩ biếm họa bị tống giam vì những bức vẽ của mình, rằng đây đúng là một công việc không lấy gì làm thảnh thơi. Thế nhưng, đã có lần ông ước mình được “vào tù” để một mình với giấy và bút vẽ cho thỏa những nỗi niềm chất đầy trong lòng. Lý Trực Dũng cho rằng “Trách nhiệm của người họa sĩ biếm họa đối với xã hội rất to lớn, song cái quan trọng nhất là mình phải biết tự cười mình. Ngày xưa bà Thatcher lần đầu nhìn tranh biếm họa chính mình cũng tức lắm, sau nghĩ lại thấy buồn cười vì họa sĩ vẽ thế mà… rất đúng”.

Tranh biếm họa Lý Trực Dũng:

Mô tả ảnh.
Nhà ở cho người thu nhập thấp
Mô tả ảnh.
Há miệng chờ golf.
Mô tả ảnh.
Ôi! giáo dục.
Mô tả ảnh.
Binh chủng “chiến” nhất hành tinh.
Mô tả ảnh.
Xây nhà tình thương cho thủ trưởng.

Thu Huyền
Theo Vietnamnet

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.