ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Mỹ thuật đương đại VN: “Thường dân chưa có hộ khẩu”
Saturday, November 7, 2009 16:44
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


My thuat duong dai VN Thuong dan chua co ho khau
Một tác phẩm của Indonesia tại Venice Biennale 2005
Hội thảo Sài Gòn Biennale và cộng đồng mỹ thuật vừa diễn ra trong hai ngày 1 và 2-12 có thể xem là cuộc hội thảo đầu tiên ở TP.HCM về mỹ thuật đương đại, một dòng chảy nghệ thuật mới đang còn gây khá nhiều tranh luận trong giới học thuật lẫn dư luận công chúng.

Sài Gòn Biennale 2006 sẽ là cuộc ra quân rầm rộ của mỹ thuật đương đại ở một đất nước mà số đông chỉ biết “installation” hay “performance” nhờ đọc báo, còn khá đông các nhà báo chưa biết “biennale” thực sự nghĩa là gì. Một thách thức thực sự cho cả những nhà tổ chức và các nghệ sĩ.

4 “chưa” của mỹ thuật đương đại

Nếu tính từ sự kiện Trương Tân tự quấn mình trong một tấm vải trắng và trói lại bằng dây thừng như một pho tượng bị liệm trong một cuộc trình diễn (peoforman-ce) ngắn ngủi vào 1-1994, được xem là mở đầu cho hàng loạt các cuộc trình diễn, kết hợp triển lãm tranh và sắp đặt, trình diễn…sau này, mỹ thuật đương đại mới có mặt hơn 10 năm ở VN.

10 năm, một khoảng thời gian quá ngắn ngủi so với lịch sử phát triển mỹ thuật, song mỹ thuật đương đại có lẽ là khuynh hướng có sức phát tán cực nhanh. 10 năm trở lại đây, nó đã cuốn hút hầu hết các hoạ sĩ trẻ và nhiều nghệ sĩ của các khu vực nghệ thuật khác (nhạc sĩ, đạo diễn…) kể cả những người đã thành danh ở khu vực hội hoạ.

Song, với nhiều hình thức mới mẻ như sắp đặt (installation), trình diễn (performance), tranh tường (graffiti), body-art, video-art…, với sự thay đổi hoàn toàn về chất liệu (mọi thứ đều có thể là chất liệu của mỹ thuật đương đại, không bó hẹp trong sơn, bột màu, chì, than…) và đặc biệt là sự thay đổi về quan niệm thẩm mỹ, thay đổi trong quan niệm về cái đẹp, về nghệ thuật gắn với cái đẹp vốn tồn tại vững như bàn thạch trong quá khứ, nghệ thuật mới cũng đồng thời gây nên những cú sốc đối với dư luận xã hội.

Một cú sốc lớn đã từng xảy ra khi hai sinh viên mỹ thuật tự trói mình và quấn vải xô quét sơn đỏ lên cây trong khu vườn Văn Miếu Quốc Tử Giám năm 1997. Nhiều cú sốc nhỏ đã xảy ra khi không ít tác phẩm trong triển lãm phải hạ xuống ngay trước giờ khai mạc.

Những người hoạt động trong khu vực mỹ thuật này phải đương đầu hàng loạt các vấn đề, như là phần lớn các tác phẩm không bán được và không để bán (Nguyễn Văn Cường, một nghệ sĩ đương đại ở Hà Nội với nhiều bộ tranh pop-xã hội vẽ lên tường, từng tuyên bố: “Vẽ là hành động nghệ thuật, nghệ thuật là sự bày tỏ thái độ của cá nhân chứ không phải để bán”), đây cũng là chuyện bình thường của các nghệ sĩ đương đại trên toàn thế giới, họ phải làm những nghề khác để nuôi việc làm nghệ thuật.

Và lớn hơn, tác phẩm cũng như bản thân nghệ sĩ bị những thói quen thẩm mỹ và nhận thức cũ phản ứng lại dữ dội. Triển lãm mỹ thuật toàn quốc năm nay chưa chịu chấp nhận đưa khuynh hướng mỹ thuật đương đại vào “chỗ” của mình.

Những người làm nghệ thuật mới vẫn ở ngoài lề của dòng chảy mỹ thuật chính thống, họ triển lãm ở nước ngoài nhiều hơn ở trong nước, Việt kiều và trong giới đông hơn công chúng phổ thông.

Hoạ sĩ và bây giờ là nghệ sĩ đương đại Trần Lương, một thủ lĩnh của khuynh hướng nghệ thuật mới ở Hà Nội, gọi mỹ thuật đương đại VN là “thường dân chưa có hộ khẩu”.

Chưa có hộ khẩu thì khổ thật, không được đứng tên khi mua xe máy, không được đứng tên khi mua nhà. Anh Trần Lương đã liệt kê ra tới “4 không” (chính xác là 4 chưa) của mỹ thuật đương đại VN:

- Chưa có quy định văn hoá chính thức nào cho sự tồn tại của nó

- Chưa có một nơi chính thức để triển lãm

- Chưa có một quỹ tài trợ chính thức nào ủng hộ cho việc sáng tác

- Chưa có một chương trình giảng dạy về mỹ thuật đương đại ngay cả ở các trường Đại học Mỹ thuật.

Để “có hộ khẩu”…

Nhìn rộng ra, nào phải chỉ mỹ thuật đương đại chưa có “hộ khẩu”? Trong lịch sử phát triển của nghệ thuật (không chỉ ở VN), bất cứ một hình thức mới, một khuynh hướng mới khi xuất hiện, chẳng những chưa được “cấp hộ khẩu” (công nhận chính thức) mà còn có thể bươu đầu, sứt trán khi va chạm với những khuynh hướng, những hình thức cũ.

Không ai “cấp hộ khẩu” cho mỹ thuật đương đại trừ phi chính nó chứng tỏ được sự tồn tại không thể thiếu trong đời sống nghệ thuật của dân tộc, trong nhu cầu thưởng ngoạn của công chúng.

Từ kinh nghiệm nhiều năm làm việc với TS mỹ thuật đương đại Không gian xanh (TP.HCM), bà Huỳnh Nga, giám đốc TT, xác nhận các nghệ sĩ và những nhà tổ chức triển lãm mỹ thuật đương đại lâu nay đều phải tự thân vận động là chính, nhưng “Khi tác phẩm được công nhận thì không ai dám cấm nó ca”.

Việt Nam không hề là một ngoại lệ trong “đoạn trường” đưa mỹ thuật đương đại vào môi trường mỹ thuật chính thống. Curator (người tổ chức triển lãm) Rirkrit đến từ Thái Lan cho biết các nghệ sĩ đương đại Thái cũng mất 10 năm để được thừa nhận ở nước họ. Mới đây một trung tâm triển lãm mỹ thuật đương đại được khởi công xây dựng tại Bangkok thay cho việc “cấp hộ khẩu” cho mỹ thuật đương đại ở Thái.

Chưa được “cấp hộ khẩu” nhưng các nghệ sĩ đương đại vẫn làm công việc của họ. Từ cuối năm 2003 nhiều không gian mới cho nghệ thuật đương đại đã ra đời như ở Viện Goethe, TS Mỹ thuật đương đại thuộc Hội Mỹ thuật VN, Ryllega Gallery tại Hà Nội, Mai”s Gallery, Quỳnh Gallery tại TP.HCM.

Biennale, một sinh hoạt mỹ thuật quan trọng mang tính phát hiện những trào lưu mới trong mỹ thuật (2 năm một lần) đã có lịch sử cả trăm năm trên thế giới (lâu đời và nổi tiếng nhất là Venice Biennale, 2 năm qua đều có nghệ sĩ gốc Việt được mời tham dự), lần đầu tiên được xúc tiến tổ chức để trở thành một sinh hoạt văn hoá thường niên của nghệ sĩ và cộng đồng lại do một công ty tư nhân hoạt động phi lợi nhuận đứng ra tổ chức (Sài Gòn Biennale Co.Ltd).

Mỹ thuật đương đại đang làm mọi cách để “có hộ khẩu”. Gần 40 nghệ sĩ Việt Nam và quốc tế được chọn lọc sẽ tham gia vào nhiều hoạt động của SàGòn Biennale bao gồm sáng tác , nghiên cứu, hội thảo kéo dài từ đầu năm 2006 và kết thúc bằng hàng loạt triển lãm, sự kiện mỹ thuật kéo dài 2 tháng.

Tuy nhiên đấy mới là chuyện bề nổi. Quan trọng hơn, bản thân tác phẩm của các nghệ sĩ tham dự Sài Gòn Biennale lần này có thực sự hấp dẫn, lôi cuốn được công chúng hay không – chỉ có điều đó mới quyết định sự tồn tại của nó trong đời sống cộng đồng. Sức sống ấy mới là thật, không cần phải được cấp hay không cấp hộ khẩu!

Theo Thể thao và Văn hóa

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.