ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Văn Thanh, họa sĩ biếm bình dân
Saturday, November 7, 2009 10:36
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Đúng hẹn, tôi đến quán cà phê 39 Lê Đại Hành (Hà Nội). Sau vài ngụm cà phê, tôi muốn ông trả lời một số câu hỏi liên quan đến nghiệp biếm họa của ông, ai ngờ ông chơi khó, bảo tôi: “Đời biếm họa bèo bọt, cứ coi như tôi đã chết rồi như ông Mai Văn Hiến, ông muốn viết gì về tôi thì viết”.

Van20T
HS Văn Thanh

Đây đúng là thái độ của họa sĩ biếm Việt Nam hiện nay, có chút gì đó “bơ” đời, có chút gì đó bất mãn. Kể cũng có lý do của nó vì các hội mỹ thuật có quan tâm nhiều đến biếm họa đâu.
Nhiều báo lớn ở trung ương có đăng tranh biếm họa thì cũng chỉ như cho thêm một tý húng, tý hành cho nó có màu mè đỡ khô khan, hoặc đỡ bị thắc mắc, vì sao báo anh không có tranh biếm họa? Tranh biếm họa thì chọn cái loại na ná minh họa, chi chít lời để cho… công chúng dễ hiểu”! Khi đăng thì tranh bé tý bằng cái bao diêm hoặc nhỉnh hơn một chút. Người xem muốn hiểu nó thì… phải sắm kính lúp!

Được cái là cạn cốc cà phê, điếu thuốc đã tàn, ông HS biếm tuổi Dần sinh năm 1938 này lại trở nên dễ gần, dễ mến như bản tính của ông.

image2
Cả trong tình cảnh éo le nhất tình yêu vẫn có chỗ đứng…

Vốn là giáo viên dạy họa ở trường phổ thông, ông quen HS biếm Tạ Lựu ở một quán cà phê phố Hàm Long, và chính HS biếm họ Tạ đã rủ rê Văn Thanh gia nhập họ nhà biếm. Hồi đó HS biêm Ta Lựu là HS biếm chuyên nghiệp vẽ cho báo Thống Nhất. Mấy cái tranh biếm họa thử tay nghề của ông thành công hơn mong đợi. Thế là tranh biếm họa đầu tiên của Văn Thanh xuất hiện trên báo Thống Nhất năm 1963.

Có tranh ông vẽ cả gần trăm nhân vật, mà nhân vật nào cũng ra chất Văn Thanh.

Thời đầu thập kỷ 60 đó miền Bắc rất ít báo nên ai có tranh được đăng báo, có tên trên báo là rất oai. Từ đó, Văn Thanh cứ “làm tới”, tranh biếm họa của ông xuất hiện hết ở báo này đến báo khác. Người xem thích tranh của ông, vì tranh thiên về hài hước, pha chút châm biếm nhẹ nhàng.Với thời gian, số đầu báo ở miền Bắc dần dần tăng lên, đâm ra ông đắt khách, nhất là các báo ở Trung ương, báo Văn hóa nghệ thuật… Nhà cũ của ông trước đây, thực chất chỉ có độc một phòng trên tầng hai khuất trong ngõ, có cái cầu thang hẹp… đã từng có không biết bao nhiêu “ông biên tập” tranh biếm họa đến thăm và đặt tranh như: HS Tôn Đức Lượng, HS Nguyễn Bích, nhà thơ Võ Thanh An…
Thời đó khách đến nhà ông toàn bằng xe đạp, cho nên cũng dễ chui vào cái ngõ nhỏ… Cái thời ai cũng khổ mà vui, luôn ấm tình người. Cái thời anh HS biếm rất được coi trọng. Xã hội đổi mới, ông cũng đổi mới, chuyển nhà ra mặt phố hẳn hoi, phố Vân Hồ 2, cách nhà cũ vài chục mét. Tuy có chật, nhưng có phòng vẽ riêng, có máy tính đàng hoàng, có chỗ treo tranh của mình… Chật? Chẳng sao, HS biếm cần nhất là cái đầu có chất xám, mà chất xám của ông thì còn nhiều, sự nghiệp gần 45 năm biếm họa của ông vẫn chưa có hồi dừng. Giờ ông không còn phải vẽ theo đơn đặt hàng mà thoải mái vẽ cái mình tâm đắc. Ông bảo thích nhất bây giờ là vẽ cho Tuổi trẻ cười.

image
Tranh Văn Thanh

Bút pháp của Văn Thanh nhuần nhuyễn, khá mềm nhưng tứ tranh sắc sảo. Khi đã có ý tưởng rồi, ông vẽ cứ dễ như chơi. Có tranh ông vẽ cả gần trăm nhân vật, mà nhân vật nào cũng ra chất Văn Thanh.

image-0
Tranh Văn Thanh

Thế mạnh của ông là tranh hài hước đủ mọi đề tài gắn liền với cuộc sống đời thường. Một mảng tranh biếm họa đáng kể nữa của ông là về đề tài thiếu nhi, đặc biệt trên hai tờ báo Thiếu niên Tiền phong Nhi đồng. Giờ ta đang sống ở cái thời của Internet, nhắn tin, mua bán, thư từ… đều qua mạng. Nhưng xem lại tranh của Văn Thanh, ta nhớ tới cái thời yêu nhau cứ hồi hộp đôi khi đến khắc khoải trông chờ một cánh thư của bóng hồng! Vốn là một nhà giáo, ông có cái nhìn thật sâu sắc, thực tế về ngày Quốc tế các nhà giáo. Một ước mơ bình dị mà hiện đại của thời WTO, một ngày được dùng nước sạch, một ngày đồng hồ đo điện chạy đúng… và một ngày mobile không nghẽn mạch!

Ở một bức tranh khác, ta thấy kể cả trong tình cảnh éo le nhất tình yêu vẫn có chỗ đứng, mà còn ở chỗ đứng ở trên cao! Hiểm nguy, lũ lụt chả có nghĩa lý gì, vì thế mà ta tồn tại…
Trong gần 45 năm miệt mài với nghề biếm họa, bằng lao động cần cù, nghiêm túc đã có hàng ngàn tranh của ông được in. Hiện ông là cộng tác viên của rất nhiếu tờ báo uy tín của Việt Nam. Có thể nói HS biếm Văn Thanh có những đóng góp đáng kể vào lịch sử phát triển nghệ thuật biếm họa nước nhà.

Lý Trực Dũng (TT&VH)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.