ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Tranh làng Sình hồi sinh
Saturday, February 20, 2010 15:53
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Cách đây khoảng 300 năm, tranh làng Sình (xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên-Huế) đã nổi tiểng sánh cùng các dòng tranh dân gian Đông Hồ, Hàng Trống của đất Bắc. Sau một thời gian có nguy cơ thất truyền, nay thương hiệu tranh làng Sình đang được hồi sinh.

Tranh làng Sình hồi sinh - Tin180.com (Ảnh 1)

Khôi phục nghề vẽ tranh truyền thống ngày càng được đông đảo người dân làng Sình hưởng ứng.

Khôi phục và phát triển tranh làng Sình gắn với phát triển kinh tế-xã hội, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn là một yêu cầu mới của địa phương. Đây cũng là nguyện vọng của nhiều người dân đã từng gắn bó với nghề truyền thống này. Qua quá trình sưu tầm, hiện nay tranh làng Sình có 6 bộ chính với 42 bản mộc, gồm: bát âm, thế mạng, bổn mạng, súc vật, gia dụng, 12 con giáp… Mấy năm nay, với tâm huyết của mình, ông Kỳ Hữu Phước đã xây dựng đề án thiết kế bản mẫu mới để sản xuất các sản phẩm tranh truyền thống làng Sình phục vụ du lịch. Đề án do cơ sở ông Kỳ Hữu Phước chủ trì thực hiện với sự tư vấn của các họa sĩ, các nghệ nhân làng nghề và các nhà nghiên cứu văn hóa, tín ngưỡng ở Huế. Theo đó, có 4 mẫu mới là các hoạt động văn hóa dân gian tiêu biểu với 9 bản khắc sẽ được thực hiện, bao gồm: 4 bản vật làng Sình (với 4 thế vật cơ bản), 2 bản bịt mắt bắt dê, 2 bản kéo co và một bản bài chòi. Sau khi thiết kế các mẫu lên giấy và lấy ý kiến đóng góp của các họa sĩ, các nhà nghiên cứu, các bản vẽ sẽ được hoàn thiện, sản xuất thử nghiệm và tiến hành giới thiệu, tiếp cận thị trường để tìm thị trường cho sản phẩm.

Điểm khác biệt của tranh làng Sình so với các dòng tranh dân gian khác chính ở nét vẽ và bố cục rất thô sơ, hồn nhiên, đậm chất mộc mạc làng quê. Khi sáng tác một bức tranh, bản mộc chỉ giữ vai trò làm khuôn và in màu chính (thường là màu tím chàm). Những màu sắc còn lại được người nghệ sĩ vẽ bằng tay. Chính vì thế không có bức nào giống bức nào. Mỗi bức đều mang trong mình tâm trạng của nghệ nhân lúc đó.

Điều hết sức thú vị là đa số nghệ nhân vẽ tranh ở làng Sình đều là phụ nữ và trẻ em. Nhiều em nhỏ khi mới biết đọc đã có thể vẽ được tranh. Ngoài những buổi đi học, các em ở nhà phụ giúp bà, mẹ và chị vẽ tranh. Trải qua bao năm thăng trầm, nhưng thương hiệu tranh làng Sình vẫn trụ vững. Tranh vẽ không chỉ tạo thêm thu nhập mà còn thể hiện bản sắc, truyền thống của người dân làng Sình.

Bài và ảnh: Lê Văn Dương
Theo QĐ

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.