ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: Cơ Duyên
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Ai là chủ gia đình?
Monday, March 22, 2010 14:11
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Vợ em là người hiền lành, khá ngây thơ. Ban đầu cô ấy dựa vào em, nghe theo mọi quyết định của em. Thế nhưng sống với nhau lâu ngày, tính khí cô ấy trở nên ương ngạnh, cứ tự tiện làm theo ý mình.

Ai là chủ gia đình? - Tin180.com (Ảnh 1)

Chuyện cư xử với họ hàng hai bên cô ấy cũng tự ý giải quyết, thậm chí dùng cả tiền bạc của gia đình để giúp đỡ phía bên ngoại mà chẳng cho em biết! Em nói thì cô ấy cự nự, bảo không nhất thiết mọi việc phải hỏi han, xin phép. Em không hiểu sao cô ấy lại thay đổi như vậy. Em phải làm gì lấy lại vị trí người chủ gia đình như xưa?

(tranvanquyet-gmail)

Gia đình phải có nền nếp. Trước khi quyết định một việc lớn, cần có sự bàn bạc, thống nhất. Có câu “thuận vợ thuận chồng tát bể Đông cũng cạn” ai cũng biết nhưng làm được không phải dễ. Có lẽ ngay từ đầu bạn đã vô tình tạo thói quen, cách sống mà bạn là người quyết định mọi thứ. Khi chồng ôm đồm tất cả, như vậy vừa bị mang tiếng gia trưởng mà người vợ lại là người khổ nhất vì việc gì cũng đến tay. Có thể người vợ nghe lời vì lười suy nghĩ, chỉ đâu làm đấy, mất hết sự sáng tạo, nhưng cũng có thể chỉ tuân theo một cách miễn cưỡng, ấm ức. Và điều đó sẽ như cái “ngòi nổ chậm”, như sợi lò xo bị dồn nén lâu ngày, tới khi bứt tung lên thì sẽ rất nguy hiểm cho hạnh phúc gia đình. Bởi vậy bạn đừng “ôm” một mình mà nên bàn bạc mọi việc với vợ. Tùy hoàn cảnh, mỗi nhà có cách quản lý chi tiêu khác nhau, nhưng việc dùng tiền của gia đình luôn cần có sự thống nhất, phân công rõ ràng và hợp lý. Có thể để tiền vào một quỹ chung, có thể vợ chồng giữ tiền riêng nhưng khi chi dùng những khoản mua sắm lớn hay cho tặng người nhà hai bên thì cần bàn với nhau, chí ít cũng báo cho nhau biết. Nếu mạnh ai nấy quyết, tiền ai nấy xài thì chắc chắn sẽ lộn xộn và sẽ không thể tìm được sự yêu thương, tin tưởng lẫn nhau.

Bạn cần nói chuyện lại với vợ, bàn bạc thống nhất trước khi quyết định việc gì cần nói với nhau. Như vậy mọi chuyện sẽ dễ chịu hơn, và việc ai là “chủ gia đình” không còn quá bức xúc và quan trọng nữa.

Chúc bạn hạnh phúc!

(theo tuvanonline)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.