1. Cả đợt Tết vừa rồi, cả nhà mình ở bên nhau suốt cả ngày. Bố mẹ đi chúc Tết ở đâu, con cũng được đi theo, mặc dù con mới được 10 tháng thôi nhé. Sau nghỉ Tết, hình như chỉ có mẹ là giảm cân thôi.
Cả ngày mẹ chăm lo nấu nướng, dọn dẹp nhà cửa. Đi đâu mẹ cũng địu con, đến đâu cũng bế con. Vì con chẳng chịu theo ai, ngoài bố và mẹ. Bố còn bận lái xe, còn bận uống rượu chúc tụng các ông bà, các cô chú… Chỉ có mẹ là rảnh rang, đành “tập tạ” với “bao gạo thiếu” là con. Vừa ăn cơm, vừa bế con, tranh thủ được miếng nào hay miếng đó.
Ở nước ngoài, chuyện bế con, địu con được liệt vào nhóm “công việc nặng” và hầu hết là các bố đều bế con khi ra ngoài đường. Một hình ảnh trái ngược hoàn toàn với các gia đình Việt Nam.
Chiều về, bố chơi với con 30 phút trong lúc đợi mẹ nấu cơm, rồi “trả” con lại cho mẹ thôi. Có lúc, mẹ vừa phải bế con, vừa phải bê từng đĩa thức ăn ra bàn, còn bố ngồi đợi sẵn. Tối đến, mình mẹ bế con đi khắp nhà, ru cho con ngủ.
Con có sốt mọc răng, cũng chỉ mình mẹ thức cả đêm lau người trườm mát cho con. Mấy lần đi tiêm chủng, mẹ có việc, nhờ bố đưa đi. Bố lại kêu bận. Con phải chờ tiêm sau mất một ngày. Con biết bố bận vì đã trót hẹn đi uống bia, nhậu nhẹt với bạn bè, xem hết trận bóng này đến trận bóng khác hay chỉ đơn giản ngồi ở cơ quan chơi điện tử.
Mẹ đi làm về, mang theo tờ báo có bài viết ngày càng nhiều các ông bố ở Mỹ nghỉ ở nhà trông con cho vợ đi làm, tất cả đàn ông Thụy Điển đều tham gia rất nhiều trong việc nấu nướng, dọn nhà cửa, đi chợ: “Đàn ông phương Tây đi làm về rửa chén, lau nhà, thay tã cho con, chia sẻ tất cả công việc với vợ của mình cho dù bên ngoài dưới tay của họ là hàng trăm nhân viên, nhưng khi trở về nhà thì họ vẫn cho đó là sự bình đẳng”. Bố chỉ cười: “Chuyện ở nước xa lắc xa lơ, chưa đến được Việt Nam”.
Con của bố mẹ
(theo afamily)