ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Kỳ bí Thánh địa Mỹ Sơn
Monday, March 29, 2010 14:52
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Những bức phù điêu hay chạm khắc trên những ngôi tháp Chămpa cổ rêu phong trông thật cô liêu, nhưng sống động kỳ ảo, thể hiện một sức sống tràn trề, mãnh liệt.
Kỳ bí Thánh địa Mỹ Sơn - Tin180.com (Ảnh 1)
Thánh địa Mỹ Sơn là một chứng nhân sống động đánh
dấu sự phát sáng rực rỡ của văn hoá kiến trúc Chămpa
Theo các văn bia cổ, 32 bia ký hiện được lưu giữ và trưng bày tại bảo tàng của Khu di tích và bảo tàng Chămpa ở Thành phố Đà Nẵng, vùng đất Quảng Nam với tên gọi xưa là Amaravati – được nhắc đến như là trái tim của Vương quốc Chămpa trong một giai đoạn khá dài. Thánh địa Mỹ Sơn là một chứng nhân sống động đánh dấu sự phát sáng rực rỡ của văn hoá kiến trúc Chămpa.

Nằm trong thung lũng của các vị vua, Thánh địa Mỹ Sơn được khởi công xây dựng từ thế kỷ IV dưới thời vua Bhadravarman (trị vì từ năm 349 đến năm 361) và kết thúc vào cuối thế kỷ thứ XIII, đầu thế kỷ XIX dưới triều vua Jaya Simhavarman III (Chế Mân).

Mỹ Sơn là một quần thể với hơn 70 ngôi đền tháp mang nhiều phong cách kiến trúc, điêu khắc tiêu biểu cho từng giai đoạn lịch sử của Vương quốc Chămpa. Hầu hết các công trình kiến trúc, tác phẩm điêu khắc tại Mỹ Sơn đều chịu ảnh hưởng của Ấn Độ giáo. Thánh địa có một tháp chính (Kalan) và nhiều tháp phụ nhỏ bao bọc xung quanh. Các tháp đều có hình chóp, biểu tượng của đỉnh Meru thần thánh, nơi cư ngụ của các vị thần Hindu. Cổng tháp thường quay về phía Đông để nhận ánh sáng mặt trời, chỗ trú ngụ của thần linh.

Do thiên tai và sự tàn phá của chiến tranh, đến nay, Mỹ Sơn chỉ giữ lại được hơn 20 tháp có niên đại khoảng từ thế kỷ VII – XV. Nhiều tháp trong số này đã bị xuống cấp nghiêm trọng. Cả thung lũng được chia thành 7 khu chính A, B, C, D, E, F, G. Ấn tượng nhất và còn lại nhiều hiện vật nhất trong thung lũng là nhóm đền tháp A nằm ở vị trí trung tâm của thung lũng.

Tại trung tâm của nhóm tháp A là nền ngôi đền đá duy nhất tại Thánh địa Mỹ Sơn, được cho là ngôi đền đầu tiên ở đây, có niên đại từ thế kỷ IV. Tuy ngôi đền đã bị sập, nhưng những hiện vật điêu khắc như đài thờ bằng đá, một số mảng trang trí ở chân tường tháp, chân cột đá chạm cánh sen, bệ thờ vuông mang biểu tượng Yoni, cột đá tròn nhẵn thín biểu tượng Linga hay những cây cột vuông thẳng tắp được chạm khắc tinh tế,… nằm rải rác trên nền ngôi đền cổ vẫn minh chứng rõ nét thời hoàng kim của văn hóa mỹ thuật Chămpa.

Ngoài đền A1, nhóm A còn rất nhiều tháp nhỏ khác vây quanh tạo thành một quần thể đền đài hoành tráng, với kết cấu của những trụ áp tường, vòm cuốn lớn hình quả bầu, mặt vòm rộng trang trí nhiều cành lá hình móc câu lượn song song, tượng thần với trang sức cầu kỳ, phù điêu vũ nữ mềm mại, lanh tô đá, lá nhĩ đất nung, chân cột chạm trổ cầu kỳ…

Tuy không còn nhiều, nhưng dưới những lớp gạch đá nằm rải rác trong thung lũng vua lại ẩn chứa biểt bao câu chuyện bí ẩn về kỹ thuật xây tháp của người Chăm xưa. Những ngôi tháp được xây bằng vật liệu gạch nung và đá sa thạch, nhưng sự gắn kết thật tuyệt vời vì không thấy mạch vữa, vậy mà vẫn đứng trơ gan cùng tuế nguyệt. Biết bao nhà khảo cổ, địa chất, kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng… đã dày công nghiên cứu kỹ thuật xây cất, chạm trổ của người xưa, nhưng màn bí mật vẫn còn bao phủ khá dày.

Tuy nhiên, điều mừng nhất là mới đây, bí mật về chất kết dính các viên gạch đã được khám phá. Đó chính là dầu rái, nhựa của một loại cây mọc rất nhiều tại vùng rừng núi phía Tây Quảng Nam. Phát hiện này đã giải mã những bí ẩn về kỹ thuật xây tháp của người Chăm cổ và giúp các chuyên gia thực hiện trùng tu các di tích Chămpa dễ dàng, thuận lợi hơn.

Kỳ bí và ấn tượng hơn nữa là những nét chạm trổ, những bức tượng đá dường như được tạo nên bởi một bàn tay thần kỳ nào đó, chứ không phải của người trần tục. Những đường nét chạm khắc, độ nông sâu, uốn lượn của các bức tượng đều đặn, tinh tế tới từng chi tiết nhỏ. Không thể tả hết vẻ đẹp của những bệ thờ tòa sen với mỗi cánh sen là một núm vú, tượng trưng cho sự sinh sôi, nảy nở hay những vũ nữ ngàn năm tuổi với thân hình tròn trịa, duyên dáng như đang uốn mình múa lượn trước mắt hậu thế…

Có thể nói, 7 thế kỷ phát triển tại đây đã đem lại cho nghệ thuật Chămpa nhiều kiệt tác có thể so sánh với những tác phẩm đẹp nhất của nghệ thuật thế giới. Thế nên, tuy không đồ sộ, kỳ vĩ như Ăngkor (Campuchia), Pagan (Myanmar), Borobudua (Indonesia)…, nhưng Mỹ Sơn vẫn có một vị trí rất quan trọng trong nền văn hóa nghệ thuật của vùng Đông Nam Á. Tháng 12/1999, khu đền tháp Mỹ Sơn đã được UNESCO ghi tên vào danh mục các di sản văn hóa thế giới.

Theo baodautu

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.