ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Tàu mỹ nghệ của ông Trắc
Friday, March 26, 2010 15:12
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Hơn 20 năm bỏ biển chuyển sang mày mò làm đồ mỹ nghệ, ông Huỳnh Văn Trắc, thôn Minh Hải, Thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang, Thừa Thiên – Huế đã làm nên hàng nghìn mô hình tàu mỹ nghệ bằng tre và được mọi người yêu mến gọi là ‘người làm nên linh hồn của dân làng biển’.

Ước mơ một con tàu

Đã làm ra hàng nghìn mô hình tàu nhưng vào nhà ông Trắc không hề có một dấu hiệu gì của một người làm nghề mỹ nghệ. “Ai muốn mua tàu thì phải đặt trước, Trắc đây không làm sẵn để bán nên chả mấy khi trong nhà có tàu bởi cứ làm xong cái nào là người ta đến lấy đi rồi”, ông nói.

Tàu mỹ nghệ của ông Trắc - Tin180.com (Ảnh 1)

Ông Trắc đang say sưa làm chuẩn bị hoàn thiện chiếc tàu.

Cách đây 20 năm về trước, gia đình ông cũng làm nghề chài lưới. Mỗi khi mặt trời khuất bóng cũng là lúc ông Trắc bơi chiếc thuyền con ra đầm phá thả lưới, đặt câu cho đến khi mặt trời ló rạng mới về. Mỗi chuyến đi như vậy đổi lại ông chỉ được vài cân cá đem về cho vợ đi chợ, không đủ trang trải cho cuộc sống gia đình. Các con của anh cũng đã đến tuổi đi học, cuộc sống khó khăn, nợ nần chồng chất. “Cứ mãi đi thả lưới bên đầm phá như thế này thì cuộc sống gia đình còn nghèo hơn nữa. Giờ chỉ còn một cách mua một chiếc tàu lớn đi ra khơi thì mới giàu lên được”, ông Trắc nói với vợ.

Nói là nói vậy chứ nếu có tiền để mua tàu thì gia đình anh cũng thuộc dạng khá giả rồi. Mãi làm bạn bên con thuyền bé nhỏ, ông vẫn thầm ước một ngày nào đó anh sẽ có đủ tiền mua một con tàu lớn ra khơi. Biết khó ước mơ của mình khó có thể thành hiện thực, ông nung nấu làm mô hình thuyền cho thỏa lòng. Và rồi những lúc rảnh rỗi, ông đi chặt từng khúc tre về làm nên một chiếc tàu mơ ước của mình. Chiếc tàu mô hình hoàn thành cũng là lúc tiếng tăm của ông vang xa khắp làng. Mọi người đến chiêm ngưỡng rất đông, ai cũng khen anh giỏi. Cũng từ đó những nhà có tàu đi biển đều đến nhờ đặt ông làm một chiếc giống tàu nhà mình để về trưng bày, thờ cúng.

Tàu mỹ nghệ của ông Trắc - Tin180.com (Ảnh 2)

Chiếc tàu vây (Huế) đã hoàn thành.

Thành công khi có ngàn con tàu

Từ chỗ làm để chơi và mong thực hiện được ước mơ của mình cho đến đam mê nghề khi nào mà anh Trắc cũng không biết. Mỗi lúc người dân trong làng đến đặt ông làm tàu càng ngày càng đông.

Vật dụng để làm nên một con tàu tất cả đều được làm bằng tre. Ông Trắc mua tre về sau đó chẻ mỏng như chiếc lạt rồi phơi khô một đến hai nắng. Sau khi hoàn thành xong công đoạn ban đầu mới bắt tay vào lắp ráp. “Phải chọn tre già, đặc lõi. Phơi tre không được khô quá, nếu khô sẽ bị giòn. Và đặc biệt khi lắp ráp phải đổ nhiều keo 502 thứ nhất là để cho chắc, thứ hai là để cho tre hút keo vào thì mọt không thể nào ăn được”, ông tiết lộ bí quyết.

Công đoạn khó nhất của con tàu đó là làm ca pin, bởi vì trong ca pin có rất nhiều chi tiết nhỏ như cửa sổ, các thanh ngang, thanh chắn phải khéo tay, tỉ mỉ thì mới có thể làm được. Bên cạnh đó là phần lắp chân vịt, do cánh quạt nhỏ lại không có điểm tựa rất hay bị rơi. Theo ông Trắc, chiếc tàu hoàn thành mà không có chân vịt thì không còn là chiếc tàu.

Hiện ông đã làm được tất cả các mẫu mã tàu mà ông từng nhìn thấy hay là do khách hàng đặt như tàu vây (Huế), tàu giã (Quảng Ngãi), tàu lốc (ghe có ca pin), ghe không có ca pin, đò… Chỉ cần khách hàng nói làm tàu kiểu gì, kích cỡ bao nhiêu là anh có thể làm i xì. Mỗi chiếc tàu như vậy ông Trắc chỉ làm trong vòng hai ngày, hiện nay anh bán với giá 200.000 đến 250.000 đồng một chiếc, thu nhập của ông so với trước tăng lên đang kể.

Không chỉ làm phục vụ người dân trong làng, tàu mỹ nghệ của anh còn được người dân từ Đà Nẵng đến TP HCM đặt hàng. Khi được hỏi, sắp tới Festival Huế 2010 ông có dự định gì không, ông Trắc cho biết, từ những festival trước ông nung nấu làm nên chiếc tàu lớn để trưng song cũng còn nhiều trở ngại khiến ông chưa thực hiện được nên lần này sẽ quyết tâm làm cho được.

Lê Dương
Theo baodatviet

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.