ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: Cơ Duyên
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Cả nhà náo loạn vì chăm con
Thursday, May 6, 2010 9:44
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Chị cằn nhằn với chồng: “Đọc trên báo thấy bao nhiêu người ngộ độc thai nghén vì thuốc lá đấy”. Không uống thì mẹ chồng giận, bà lại cất công ở quê mang lên, tự tay sắc cho mình uống.

Chăm con theo kiểu “truyền thống” hay “hiện đại”

1. Khi nghe tin con dâu mang bầu, bà Hy mừng lắm, vội vàng ở quê ra, mang theo đủ các loại thuốc lá, thuốc nam để giúp con tẩm bổ. Khổ nỗi, chị Hoa – con dâu bà lại là người sống theo phong cách hiện đại, không chịu uống những thứ thuốc lá “không rõ nguồn gốc”.

Chị cằn nhằn với chồng: “Đọc trên báo thấy bao nhiêu người ngộ độc thai nghén vì thuốc lá đấy”. Không uống thì mẹ chồng giận, bà lại cất công ở quê mang lên, tự tay sắc cho mình uống. Mà uống thì… Nghĩ đến sức khỏe con trong bụng, chị đành mạn phép mẹ chồng không uống.

Tưởng chừng chuyện uống thuốc đã là to tát lắm rồi. Nhưng khi cu Tôm kháu khỉnh ra đời, mọi thứ càng trở nên gay gắt hơn. Mẹ chồng nhất nhất đòi chăm cháu theo ý mình. Giặt tã, giặt quần áo cho cháu, bà bảo không được vắt, phải nắm tròn tay, trẻ con không rướn người. Trong khi mẹ cháu cứ tiện tay cho vào máy giặt luôn.

Chị Hoa muốn cho con dùng tã giấy, bỉm nhưng mẹ chồng bảo phải quấn tã thôi, không nó sẽ bị hăm, chân sau đi vòng kiềng. Báo hại mấy lần cu Tôm ị ra hết người mẹ khi đang bú, ra cả chăn màn, giường đệm. Ấm ức, chị nghĩ lại mấy cô bạn mình cho con dùng bỉm có sao đâu, sạch sẽ mà tiện lợi vô cùng. Bà bảo: “Trẻ con mới ra khỏi bụng mẹ, phải đóng kín cửa, kiêng gió máy”. Chị Hoa thấy nóng, mở cửa sổ cho thoáng, rồi muốn cho con tắm nắng nữa chứ.

Bà dùng vôi ăn trầu, bôi vào lưng cho bé để rụng bớt lông cáy. Chị không chịu được, giằng lấy con: “Mẹ muốn làm gì con thì làm. Nhưng con không cho ai động đến cháu cả. Có bị làm sao mới nhổ lông tơ cho trẻ sơ sinh kiểu đó. Da cháu còn mỏng, nhỡ bị nhiễm trùng thì làm sao?”. Rồi bà bắt nấu nước tắm lá cho cháu vì không thích dùng hóa chất lên trẻ con….

Chỉ có chồng chị Hoa là đứng giữa chịu trận, không biết bênh mẹ hay bênh vợ. Nhưng rõ ràng, mẹ đã có kinh nghiệm nuôi nấng chăm sóc cả con lẫn cháu rồi. Chiến tranh lạnh, chiến tranh nóng là điều không thể tránh khỏi.
Cả nhà náo loạn vì chăm con - Tin180.com (Ảnh 1)
Dù chăm cháu cách nào, bà lúc nào cũng muốn dành cho cháu những điều tốt nhất
2. Vợ chồng nhà chị Dung đã bàn tính kỹ với nhau, khi nào sinh con thì đón mẹ vợ ra chăm giúp. Cuộc sống chỉ có hai vợ chồng son suôn sẻ, giờ có thêm mẹ, cũng không phải dễ chịu gì.

Bé Tũn sinh ra, cứ ngày ngủ đêm thức, khóc ngằn ngặt cả đêm. Chị Dung và bà ngoại cứ thay nhau mà bế, dỗ con đi khắp nhà. Còn bố cháu thì cứ về đến nhà là “ăn chơi ngủ nghỉ”, chỉ biết ngáy o o.

Mệt mỏi, bà ngoại thương con thương cháu, chẳng giữ yên được trong lòng: “Nhà này có bố mà cứ như người dưng. Chả thấy bố pha cho con được ly sữa, thay cái tã, hay thậm chí là bế nó một tí”.

Đúng hôm đó chồng chị lại đang bực chuyện ở công ty, chưa ký được cái hợp đồng. Về nhà vợ lườm nguýt, mẹ vợ cằn nhằn, con lại khóc “ra rả”, anh mới nổi khùng: “Thê tôi không đi làm lấy tiền đâu mà nuôi mẹ, nuôi cháu, nuôi cả con gái mẹ. Hai người đàn bà chăm có một đứa bé tí cũng không xong”.

Sau câu nói đó, mẹ vợ nhất định đòi về quê luôn, mặc cho chị Dung khóc hết nước mắt. Ngồi ôm con một mình, lại quần quật với bao nhiêu việc nhà, chị chẳng biết nên trách chồng hay trách mẹ.

Không ai yêu cháu bằng ông bà

Các bố mẹ trẻ hiện nay hầu như không tìm được tiếng nói chung trong cách chăm sóc và nuôi dạy con với ông bà nội, ông bà ngoại. Họ cho rằng cách chăm sóc của ông bà đã lạc hậu, lỗi thời. Ông bà lại khăng khăng chăm cháu theo cách dân gian: “Tao đã nuôi bao nhiêu đứa con rồi, có làm sao đâu”. Rồi những mệt mỏi, lo toan khi em bé chào đời khiến cho cả ông bà và bố mẹ đều cảm thấy stress, chỉ nhất nhất muốn theo ý mình.
Cả nhà náo loạn vì chăm con - Tin180.com (Ảnh 2)
Không ai yêu cháu bằng ông bà

Thực chất, dù chăm sóc con theo cách truyền thống hay hiện đại, ông bà và bố mẹ đầu muốn những điều tốt nhất cho bé yêu nhà mình. Mỗi bên “nhịn” một chút, có cách cư xử hòa nhã, lựa chọn và kết hợp giữa các cách chăm sóc, có phải là “cơm lành canh ngọt”.

Khi bố mẹ và con cái có những bất đồng trong việc chăm con, dù bố mẹ nói đúng hay chưa đúng, con dâu con rể cũng không được ăn nói, cư xử theo kiểu “một là nhất, hai là bét”. Điều này dễ làm người già bị tổn thương, tự ái, mâu thuẫn trong gia đình ngày càng gay gắt.

Tốt hơn là chọn lúc các cụ vui, lựa lời nói với các cụ. Nếu muốn chăm con theo cách hiện đại, hãy đưa cho cụ xem các bài báo, các “bằng chứng” như kể chuyện chị hàng xóm, chị đồng nghiệp ở cơ quan chăm sóc con theo cách này tốt hơn.

Khi bố mẹ đi làm, không ai có thể chăm và yêu thương, hết lòng vì cháu như ông bà. Các bố mẹ trẻ hãy nên dẹp bỏ một chút tự ái, ích kỷ “con do mình đẻ ra” để hòa hợp với ông bà trong cách chăm sóc thiên thần bé nhỏ. Nói một cách “thực dụng”, cả bố mẹ và con đều được lợi đủ đường đấy!

Thu Hằng (Tổng hợp)
(theo afamily)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.