Đoảng việc nhà
Lười giao tiếp
Khánh (15 tuổi, Thụy Khuê, Hà Nội ) lúc nào cũng dán mắt vào tivi và màn hình máy tính, cậu có thể chơi điện tử thâu đêm mà bố mẹ không hề ca thán vì cả nhà chỉ có mỗi cậu “quý tử”, lại là con cầu tự. Suốt ngày thu mình trong thế giới ảo như vậy, nên khả năng giao tiếp của cậu rất kém. Mỗi khi người thân ở dưới quê đến chơi, cậu chỉ chào hỏi lí nhí rồi lẩn nhanh lên gác chơi điện tử, chứ không trò chuyện, mời họ uống nước, nghỉ ngơi. Đối với người thân còn thế, thì với người lạ cậu còn rụt rè hơn, cho nên cậu rất ngại đến những nơi đông người, bởi cậu cảm thấy khó khăn trong việc diễn đạt những suy nghĩ của mình cho người khác hiểu. Đi đâu và quyết định việc gì cậu cũng trông chờ vào mẹ.
Sống thời ơ
Giang (18 tuổi, Nguyễn Khuyến, Hà Nội) chỉ thích vui chơi, tụ tập bạn bè. Cô chỉ quan tâm đến nhu cầu của bản thân mà không để ý đến ai khác. Mẹ cô bán quần áo nên thỉnh thoảng sang Trung Quốc lấy hàng. Trước mỗi chuyến đi, cả nhà chỉ thấy Giang bắt mẹ mua cho cô cái áo kiểu này, đôi giày kiểu kia mà không thấy cô đả động đến việc mẹ cần giữ sức khỏe như thế nào hay đi lại cần cẩn thận ra sao. Có lần, mẹ Giang thấy trong người hơi sốt, lại nhức đầu nên nhờ con ra đầu ngõ mua cho bát cháo nhưng hết nặng lại nhẹ, cô con gái rượu vẫn chưa ra khỏi nhà vì còn đang bận gọi điện thoại rủ mấy cô bạn đi chơi. Cuối cùng, mẹ Giang đành cố gắng làm lấy mà trong lòng buồn vô hạn.
Tình trạng những đứa con “gà công nghiệp” đang ngày càng trở nên phổ biến trong xã hội hiện đại. Nguyên nhân gây ra hiện tượng trên một phần cũng do cha mẹ luôn ôm đồm làm thay con, hoặc chiều chuộng con một cách vô lối khiến chúng không có ý thức tự lập và khó thích nghi với cuộc sống mới khi rời xa vòng tay cha mẹ. Vì thế, để con cái thật sự trưởng thành, cha mẹ hãy “thả con ra” chứ không nên quá bao bọc như ấp trứng trong một lồng công nghiệp.
(theo afamily)