ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: Cơ Duyên
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
“Cuộc chiến” quà Tết
Tuesday, January 17, 2012 9:03
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Tết là thời gian để gia đình sum họp, quây quần bên nhau nhưng cũng vì biếu quà Tết mà nhiều gia đình lục đục, mất vui


Đừng để quà Tết làm mất hòa khí trong gia đình. (Ảnh chỉ có tính minh họa)
Mỗi khi Tết đến, chị Hương, chủ một cửa hàng thuốc tây trên đường Cách Mạng Tháng Tám (quận 3 – TPHCM), lại thở dài ngao ngán vì cảnh nhà trống vắng, khách thưa thớt. Anh Dũng, chồng chị, đến nhà bạn bè chúc Tết rồi ở lại lai rai; còn 2 con nhỏ cũng về bên nội, bên ngoại chơi. Căn nhà thênh thang chỉ còn mình chị.

Bên trọng, bên khinh

Trước đây, nhà chị Hương luôn đông đúc anh em và các cháu đến chúc Tết, dùng cơm cùng gia đình. Nhưng kể từ khi khấm khá, chị Hương lại hay than vãn. Mỗi khi có bà con bên chồng đến, chị lại nói: “Cửa hàng dạo này ế quá”. Rồi chị bảo các cháu: “Năm nay, thím không lì xì Tết, để năm sau làm ăn khấm khá hơn sẽ lì xì nhiều”. Nói vậy, chứ ai cũng biết cửa hàng của chị làm ăn rất thuận lợi và quan trọng hơn, chị có tính so đo bởi các cháu của chị lại luôn được một bao lì xì lớn. Dần dà, mọi người đều ngại đến nhà chị vì sợ phải nghe “bài ca con cá”.

Tết có lẽ là thời gian chị Mỹ (nhà ở đường Nguyễn Văn Đậu, quận Bình Thạnh-TPHCM) buồn nhất. Trước đây, dù ở nhà trọ nhưng gia đình chị luôn ăn Tết trong không khí đầm ấm, hạnh phúc. Mọi thứ bắt đầu từ khi mua nhà mới. Không đủ tiền, anh bảo chị về quê mượn ba mẹ nhưng chị biết ba mẹ ở quê chỉ làm ruộng thì làm sao có dư mà cho con mượn. Thấy con thiếu hụt, ba mẹ anh hỗ trợ phần còn lại. Cũng từ đó, Tết nhất hay có món gì ngon, anh cũng chở sang nhà ba mẹ mình mà chẳng bao giờ nhắc đến ba mẹ vợ. Chị tâm sự: “Tôi buồn lắm nhưng mình nghèo thì đành phải chịu chớ biết sao!”.

So đo từng chút

Tết đến là lúc gia đình anh Hùng, chị Minh (quận Gò Vấp-TPHCM) căng thẳng nhất. Chị hì hục mua sắm, chuẩn bị hai giỏ quà to cho hai bên gia đình thì anh có ý kiến: “Em phải bỏ vào giỏ ông bà nội nhiều hơn vì bên đó đông người mà”. Chị bực bội: “Cái gì cũng phải công bằng, rạch ròi. Hằng tháng, anh đã đưa tiền cho ba má, giờ quà Tết cũng đòi nhiều hơn là sao?”. Anh tiếng qua, chị tiếng lại, cứ thế trận chiến bùng nổ. Anh kể lể: “Anh là con lớn lại khá giả nhất trong mấy anh em thì cũng phải có trách nhiệm với gia đình. Trong khi đó, nhà em chỉ còn hai ông bà thì ăn uống bao nhiêu”. Chị cự lại: “Không phải em tính toán. Em chỉ muốn công bằng”.

Cũng vì cái sự quà biếu Tết mà gia đình chị Thùy, anh Quang (quận 6- TPHCM) cũng không yên ổn. Anh chị thống nhất không mua quà mà biếu cho mỗi bên 2 triệu đồng để ông bà muốn mua sắm gì cứ mua. Mọi việc không có gì nếu như anh không bảo biếu thêm cho ba mẹ mình 1 triệu đồng “vì các cháu hay về  nhà nội chơi, ăn uống”. Chị lại giãy nảy: “Nếu có biếu phải biếu ông bà ngoại chứ vì bên ngoại cả năm mới biếu một lần. Còn bên nội mỗi lần về, vợ chồng mình đều mua thức ăn, quà cáp mang về rồi”. Không ai chịu ai cho đến khi đi đến quyết định không biếu thêm bên nào nữa, không khí gia đình mới êm thấm trở lại. 

TS Lê Minh Hùng, giảng viên môn Luật Dân sự Trường ĐH Luật TPHCM, tâm sự: “Quà cáp biếu xén hai bên gia đình, tôi chưa phải khi nào nhắc nhở, vợ tôi rất chu đáo trong việc này. Thậm chí, ba mẹ tôi lúc nào cũng được phần hơn vì ông bà lớn tuổi hơn ba mẹ vợ, không còn sống được bao lâu nữa. Tôi rất biết ơn vợ mình vì sự tế nhị, cư xử phải phép của cô ấy”.

 

(Theo nld)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.