[flashvideo file=http://media.tin180.com/uploads/2010/07/22941_Untitled77.flv&image=http://beforeitsnews.com/vietnamese/khoahoc/files/2010/07/tau-tham-do.jpg /]
Theo Telegraph, tàu thăm dò không gian của châu Âu mang tên Rosetta hôm 10/7 đã bay tới vị trí chỉ cách tiểu hành tinh nói trên 5.120 km. Tiểu hành tinh Lutetia có diện tích lớn tới 132,8 km2 được phát hiện cách đây 150 năm. Lutetia nằm cách Trái Đất hơn 451,2 triệu km và là hình thức nguyên thủy của một tiểu hành tinh được cấu thành từ đá, carbon.
Rosetta đã cho hình ảnh có độ phân giải cao của Lutetia khi nó bay qua tiểu hành tinh này với tốc độ 15km/giây. Những thông tin mà Rosetta thu thập được sẽ giúp các nhà khoa học có thêm dữ liệu mới về các thành phần hóa học cấu thành nên các tiểu hành tinh được hình thành từ bụi mặt trời. Từ đó các nhà khoa học có thể có thêm thông tin trong quá trình giải mã nguồn gốc tạo lên hành tinh của chúng ta.
Bằng cách so sánh các dữ liệu tàu Rosetta thu thập được với các dữ liệu quan sát từ Trái Đất, các nhà thiên văn học hy vọng họ có thể đưa ra các dự đoán chính xác hơn về quỹ đạo và các mối đe dọa của các tiểu hành tinh đi qua Trái Đất trong tương lai. Nó cũng có thể cung cấp manh mối về một thảm họa diệt vong nếu chúng đi quá gần hành tinh của chúng ta.
Rosetta được phóng vào vũ trụ ngày 2 tháng 3 năm 2004 từ trạm phóng Ariane 5 ở Pháp. Việc tàu thăm dò Rosetta tiến tới gần Lutetia quan sát nằm trong một phần nhiệm vụ tiếp cận và hạ cánh xuống sao chổi 67P/Churyumov-Gerasimenko được phát hiện năm 1969. Con tàu vũ trụ nặng 3 tấn này dự kiến sẽ gặp sao chổi vào năm 2014 nơi nó sẽ đi vào quỹ đạo của sao chổi và gửi một bộ phận hạ xuống bề mặt sao chổi.
(theo bee)