ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: Cơ Duyên
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Vắng chồng là “lẻn” về ngoại
Saturday, October 8, 2011 12:07
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Khi đã kết hôn thì tâm lý bên ngoại – bên nội cũng cần phải điều chỉnh cho cân bằng.

Nhận được điện thoại của chồng báo: ‘Anh bận gặp đám bạn cũ, về muộn’, Huyền nhanh miệng: ‘Em cũng họp nên chẳng về sớm được đâu. Cả phòng còn đi ăn nữa’. Sau đó, Huyền gọi điện về nhà, báo mẹ chồng cắt cơm tối. Sự thật, Huyền ‘lượn’ về ăn cơm với bố mẹ đẻ, cách chỗ làm 10 phút xe máy.
 
Vì nhà bố mẹ đẻ gần chỗ làm nên hễ rảnh là Huyền “lẻn” về nhà. Cho dù chỉ là 1-2 tiếng nằm dài xem tivi, được mẹ pha cho cốc nước cam, nấu cho bát chè hoặc đơn giản là được nhìn thấy, nghe thấy bố mẹ mình cũng khiến Huyền dễ chịu. Thỉnh thoảng, Huyền về ăn cơm trưa cùng bố mẹ.

“Ở nhà chồng dù có thế nào cũng không thể thoải mái như nhà mình được. Chồng mình hay nói nên có anh ấy ở nhà không khí vui hẳn lên. Không có chồng, mình có cảm giác áp lực vì là dâu mới mà. Nói gì, làm gì cũng thấy căng thẳng, nơm nớp sợ bị nhắc nhở cho dù vẫn biết bố mẹ chồng không ‘ăn thịt’ mình. Với cả, từ bé đến giờ chưa phải xa nhà bao giờ nên lấy chồng xong, lúc nào cũng ‘thèm’ vè nhà mình” – Huyền lý giải.

“Mẹ mình vẫn bảo, mới lấy chồng thì thế chứ khi có con, con cái nó quấn lấy chân thì chẳng còn thời gian mà nhung với nhớ. Có khi cả năm, cả tháng chẳng sang thăm mẹ đẻ lấy một lần” – Huyền vừa cười vừa tâm sự.

Huyền bảo, thôi kệ cái lúc đó, bây giờ ngày nào cô cũng chỉ mong được về ăn cơm tối với bố mẹ đẻ nhưng chẳng tìm được lý do chính đáng. Sang nhiều, chồng Huyền lại kêu ca, còn bảo có việc gì mới sang chứ.

Ở vào hoàn cảnh người chồng, anh Thiều (Cầu Giấy, Hà Nội) không ít lần phát bực vì hôm nào anh có việc làm thêm giờ thì vợ anh cũng về ngoại, bỏ mẹ chồng ăn cơm một mình. Anh Thiều có hai chị gái đã lấy chồng, ở riêng. Bố anh mất sớm nên nhà chỉ còn hai mẹ con anh.

“Công việc của mình dạo gần đây bận nhiều nên ít ăn cơm nhà. Vợ mình được thể về bên ngoại ăn cơm đều đều. Nhắc thì cô ấy khóc, bảo: ‘Nhà có hai mẹ con, biết nói chuyện gì’. Bên nhà ngoại thì lúc nào cũng đông vui vì có vợ chồng ông anh trai vợ và 2 cháu nhỏ” – anh Thiều kể.

Biết vợ nhớ nhà và khi rảnh rỗi anh Thiều cũng đưa vợ về ông bà ngoại. Tuy nhiên, vợ anh lại muốn hai vợ chồng về bên ngoại nhiều hơn, ăn cơm thường xuyên ở bên đó hơn. Có khi chỉ cách ngày, vợ anh Thiều lại xin hai vợ chồng về bên ngoại ăn cơm khiến anh Thiều phát cáu. Không chịu, anh bị vợ giận ngược. Có mỗi chuyện này vợ chồng anh Thiều hục hặc mãi.

Tâm lý nhớ nhà, muốn về bên ngoại của nhiều nàng dâu mới rất chính đáng và được cảm thông. Tuy nhiên, khi đã kết hôn tức là mỗi bên phải tự nguyện hy sinh đi nhiều thứ. Chẳng hạn, người vợ phải thu xếp để có thời gian cho gia đình mới của mình là gia đình chồng. Người chồng cũng phải thu xếp để có thời gian ở bên vợ, giúp đỡ và đưa vợ về ông bà ngoại…

Tất nhiên, khi đã kết hôn thì tâm lý bên ngoại – bên nội cũng cần phải điều chỉnh cho cân bằng. Không nên vì chuyện này mà vợ chồng cãi cọ hoặc bất hòa với nhau. Vợ chồng nên trao đổi về tần suất và thời gian thăm ông bà ngoại. Đồng thời, người vợ cũng nên cởi bỏ suy nghĩ chỉ biết có chồng, ngần ngại khi tiếp xúc với bố mẹ chồng. Càng ngần ngại thì việc tiếp xúc với bố mẹ chồng càng thêm áp lực. Chưa kể, nếu viện những lý do không có thật để về ông bà ngoại có thể làm người chồng và nhà chồng tổn thương, tự ái. Khi đó, sẽ khó khăn cho con dâu hơn.
 
Theo Ngọc Bình
Mẹ&Bé

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.